Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là một phần của bộ Báo cáo Tài chính. Vậy báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì? Nó mang ý nghĩa gì và cách đọc báo cáo và lập báo cáo kết quả kinh doanh như thế nào? Bài viết này sẽ trả lời tất tần tật những câu hỏi này cho bạn. Đọc ngay nhé!
Khái niệm báo cáo kết quả kinh doanh
Khái niệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là một báo cáo tài chính được lập định kỳ nhằm mục đích tổng hợp các số liệu kế toán, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay còn được gọi là báo cáo lãi lỗ.
Báo cáo kết quả kinh doanh có mấy loại?
Báo cáo kết quả kinh doanh gồm có những loại sau:
-
Báo cáo kết quả kinh doanh năm (Mẫu số B 01 – DN).
-
Báo cáo kết quả kinh doanh giữa niên độ dạng đầy đủ (Mẫu số B 02a – DN).
-
Báo cáo kết quả kinh doanh giữa niên độ (Mẫu số B 02b – DN).
Hiện nay, trong hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
-
Bảng cân đối kế toán.
-
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
-
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
-
Thuyết minh báo cáo Tài chính.
Các báo cáo này cần được đọc đồng thời với nhau để có thể nắm được nhiều thông tin về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó, giúp người sử dụng thông tin có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm những gì?
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Trong đó:
-
Doanh thu là khoản tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ.
-
Chi phí là khoản tiền chi ra để mua hàng hóa dịch vụ và khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước.
-
Lợi nhuận là số tiền còn lại sau khi lấy doanh thu trừ chi phí.
Ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho người đọc thông tin về tài chính nắm được tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong năm của doanh nghiệp, đồng thời cũng so sánh số liệu cùng kỳ với năm trước, từ đó biết được doanh nghiệp đang thu được lợi nhuận hay thua lỗ.
Bên cạnh đó, người đọc cũng sẽ nắm bắt được các chi phí của doanh nghiệp trong kỳ như: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, biến động so với cùng kỳ có phù hợp với mức tăng/giảm của doanh thu hay không?
Ngoài việc xem xét kết quả hoạt động kinh doanh chính, người đọc cũng cần nắm được khoản Thu nhập khác, Chi phí khác của doanh nghiệp. Từ đó sẽ nhận định được Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đến từ hoạt động cốt lõi hay hoạt động khác. Nếu Lợi nhuận đến từ hoạt động cốt lõi thì đây là điều tốt, vì hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ chỉ tập trung vào một sản phẩm chính, sản phẩm thế mạnh từ đó giúp cho việc xây dựng thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường một cách dễ dàng.
Cách lập báo cáo kết quả kinh doanh
Tại Mục 2.3 Điều 81 Thông tư 133 và Điều 113 Thông tư 200 hướng dẫn trình bày và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
Cách trình bày và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Về nội dung và kết cấu báo cáo
-
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
-
Khi lập báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp giữa doanh nghiệp và đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệp phải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, chi phí, thu nhập từ giao dịch nội bộ.
-
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:
-
Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo.
-
Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng.
-
Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
-
Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm.
-
Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).
-
Về cơ sở lập báo cáo
- Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư
Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư 133
Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư 200
Lợi ích khi sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting Online (FAO)
So với việc làm báo cáo, chứng từ trên giấy thì ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ phần mềm kế toán ra đời giúp nhân viên kế toán tiết kiệm thời gian và chi phí khi làm báo cáo. Vì thế, phần mềm kế toán Fast Accounting Online (FAO) là một trong những lựa chọn dành cho doanh nghiệp bởi nó mang lại những lợi ích sau:
-
- Chi phí sử dụng thấp, doanh nghiệp không mất thêm bất cứ khoản chi phí phát sinh nào đến từ update, sửa lỗi, bảo trì,…
- Phần mềm có đầy đủ nghiệp vụ đáp ứng tốt nhu cầu quản lý của từng loại hình doanh nghiệp: Quản lý thu chi, hỗ trợ bán hàng, hạch toán đa tiền tệ,…
- Báo cáo quản trị đa dạng.
- Tốc độ truy xuất nhanh, nhiều tính năng, tiện ích vượt trội.
- Tiện ích khi nhập số liệu.
- Các tính năng:
-
-
-
- Lên các báo tài chính theo quy định và các báo quản trị theo yêu cầu.
- Cho phép người dùng tự khai báo cách lấy số liệu của từng chỉ tiêu trên báo cáo;
- Chức năng tự tạo mẫu báo cáo mới nhằm lên các báo cáo quản trị theo yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp.
-
-
-
- Báo cáo tài chính theo quy định:
-
-
-
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phương pháp trực tiếp và gián tiếp);
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
-
-
Mẫu báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trên Fast Accounting
Trên đây là những chia sẻ về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và cách lập báo cáo. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc thì hãy liên hệ với CÔNG TY PHẦN MỀM FAST qua hotline nhân viên sẽ tư vấn chi tiết. Hiện công ty đang cung cấp phần mềm kế toán Fast Accounting Online (FAO) với chi phí đầu tư máy tính và phần mềm thấp, không cần phải cài đặt, đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ với 10 phân hệ giúp doanh nghiệp bạn giải quyết mọi vấn đề về kế toán.