Hướng dẫn định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chi tiết

11/08/2023

17/02/2023

2610

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là công việc quen thuộc mà bất kỳ kế toán nào cũng phải thực hiện hằng ngày. Định khoản kế toán không đúng, sai bản chất nghiệp vụ có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến tài liệu sổ sách kế toán cũng như những thông tin kế toán tại một doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, fast.com.vn sẽ hướng dẫn chi tiết về cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhé!

Khái quát về định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì?

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là nhiệm vụ phân tích các nghiệp vụ kinh tế tại doanh nghiệp nhằm xác định các tài khoản đang bị tác động đồng thời thực hiện bút toán định khoản Nợ và ghi Có với những giá trị phù hợp.

Khái quát về định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phân làm 2 loại, bao gồm định khoản đơn giản và định khoản phức tạp.

Một số nguyên tắc định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần lưu ý

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được sử dụng để phản ánh số tiền của các nghiệp vụ kinh tế vào trong tài khoản kế toán dựa trên nội dung kinh tế nghiệp vụ. Kế toán cần phải tuân thủ những nguyên tắc định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh dưới đây để thực hiện chính xác:

Một số nguyên tắc định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần lưu ý

  • Cả hai bên Nợ và Có đều đóng vai trò như nhau và đều thể hiện sự tăng giảm của tài khoản kế toán trong kỳ. Nợ tài khoản có thể phản ánh phát ánh phát sinh tăng hoặc phát sinh giảm và tài khoản Có cũng tương tự như vậy.
  • Thực hiện định khoản Nợ trước và Có sau.
  • Cách tính: Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm.
  • Tài khoản tài sản:
    • Cả số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ đều được ghi tại bên Nợ.
    • Tài sản phát sinh tăng được ghi vào bên Nợ, tài khoản phát sinh giảm được ghi bên Có.
  • Tài khoản nguồn vốn:
    • Cả số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ đều được ghi nhận bên Có.
    • Tài khoản phát sinh tăng được ghi vào bên Có, tài khoản phát sinh giảm được ghi vào bên Nợ.
  • Tài khoản chi phí: Phần tài khoản phát sinh tăng được ghi bên Nợ, tài khoản phát sinh giảm được ghi vào bên Có.
  • Tài khoản doanh thu: Tài khoản phát sinh tăng được ghi bên Có, tài khoản phát sinh giảm được ghi bên Nợ.
  • Tài khoản từ đầu 5 đến 9 sẽ không có số dư cuối kỳ.

*** Xem thêm thông tin hữu ích khác:

Các phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất

Đâu là phần mềm ERP tốt nhất hiện nay?

Chi tiết về cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gồm bước nào?

Hướng dẫn lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán

  • Nguyên tắc bên Nợ ghi trước và bên Có ghi sau.

Dựa vào xu hướng biến động tài khoản (biến động tăng hay giảm) nhằm xác định ghi Nợ và có tài khoản đó.

  • Thực hiện ghi Nợ ở bên trái và ghi có ở bên phải.
  • Nguyên tắc tổng số tiền bên Nợ = Tổng số tiền bên Có.

Hướng dẫn lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán

Các bước lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán cần tuân thủ bốn bước chính. Tuy nhiên tùy thuộc vào kinh nghiệm công tác của từng kế toán mà cách thực hiện định khoản sẽ khác nhau. Kế toán muốn đảm bảo định khoản đúng cần tuân thủ 4 bước sau:

  • Bước 1 – Xác định đối tượng kế toán: Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh có ảnh hưởng như thế nào đến đối tượng kế toán.
  • Bước 2 – Xác định tài khoản kế toán chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng: Xác định chế độ kế toán đơn vị đang áp dụng và tài khoản đối tượng kế toán là tài khoản nào.
  • Bước 3 – Xác định bên Nợ và Có đối với các tài khoản thông qua phát sinh tăng và giảm: Xác định loại tài khoản và biến động của từng tài khoản.
  • Bước 4 – Định khoản:
    • Tổng bên Nợ = Tổng bên Có.
    • Thực hiện định khoản Nợ trước và Có sau.
    • Định khoản các nghiệp vụ là kinh tế phát sinh của doanh nghiệp.

Các bước lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Cách sử dụng các tài khoản để định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Một tài khoản kế toán sẽ có kết cấu như sau:

  • Bên trái là Bên Nợ.
  • Bên phải là Bên Có.
  • Nợ – Có không có ý nghĩa về mặt kinh tế mà chỉ mang tính chất Quy ước.
    • Ghi bên Nợ thì số tiền được thực hiện ở bên Nợ.
    • Ghi bên Có thì số tiền được thực hiện ở bên Có.

Cách sử dụng các tài khoản để định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh

*** Đọc thêm: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối DMS là gì? Có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Mẹo ghi nhớ định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

  • Tài khoản đầu 1,2,6,8 sẽ mang tính chất Tài sản.
  • Tài khoản đầu 3,4,5,7 sẽ mang tính chất Nguồn vốn.
  • Các tài khoản mang tính chất Tài sản: 1,2,6,8 thực hiện tăng bên Nợ và giảm bên Có.
  • Các tài khoản mang tính chất Nguồn vốn: 3,4,5,7 thực hiện tăng bên Có và giảm bên Nợ.

Trên đây là những nội dung chi tiết liên quan đến định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Thông qua bài viết này, fast.com.vn hy vọng rằng kế toán doanh nghiệp có thể định khoản đúng với trình tự và chính xác nhất. Mọi thắc mắc cần được giải đáp về định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vui lòng liên hệ với fast.com.vn để được tư vấn giải pháp tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *