Doanh nghiệp mới thành lập và các vấn đề pháp lý cần quan tâm

23/08/2023

23/08/2023

2758

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những công việc gì? Thủ tục thành lập doanh nghiệp bao gồm những bước nào? Tất tần tật những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết sau.

doanh-nghiep-moi-thanh-lap-1

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì?

Các công việc cần làm của doanh nghiệp mới thành lập

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? Thành lập doanh nghiệp cần những gì? Dưới đây là các công việc của doanh nghiệp mới thành lập cần làm:

Chọn loại hình doanh nghiệp

Công việc cần làm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập là chọn loại hình doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp bao gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân.
  • Công ty hợp danh.
  • Công ty TNHH 1 thành viên (công ty TNHH MTV).
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Công ty cổ phần. 

Mỗi loại hình đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ đặc điểm của từng loại hình để xác định và chọn lựa loại hình phù hợp nhất với định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Chọn tên cho doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp sẽ định hình thương hiệu của doanh nghiệp nên cần lựa chọn kỹ trước khi quyết định đặt tên. 

Lưu ý để không bị trùng tên với doanh nghiệp khác, trước khi đặt tên cho doanh nghiệp mới thành lập hãy truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” website: dangkykinhdoanh.gov.vn để tra cứu.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Trước khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh để đăng ký, doanh nghiệp cần tra cứu xem có thuộc 6 ngành nghề cấm kinh doanh hoặc có thuộc 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không.

>>> Xem thêm: Chế độ kế toán theo thông tư 200

Xác định địa chỉ đặt trụ sở

Việc mà doanh nghiệp mới thành lập cần làm là xác định địa chỉ đặt trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp bằng hợp đồng thuê, cho mượn hoặc là tài sản của doanh nghiệp.

doanh-nghiep-moi-thanh-lap-2

Xác định địa chỉ đặt trụ sở

Xác định vốn điều lệ

Vốn điều lệ theo luật thành lập doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Số vốn điều lệ không bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu, trừ những ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định. Tuy nhiên, vốn điều lệ liên quan đến năng lực tài chính của doanh nghiệp nên cần cân nhắc kỹ số vốn trước khi đăng ký.

Xác định cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Công việc cuối cùng của doanh nghiệp mới thành lập là xác định cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất. 

Quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp

Quy trình thành lập doanh nghiệp bao gồm các bước thành lập doanh nghiệp sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Sau khi tiếp nhận thông tin và tư vấn về các vấn đề liên quan đến tên, trụ sở, ngành nghề của doanh nghiệp, thông tin về thành viên, cổ đông, vốn điều lệ, người đại diện pháp luật, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

doanh-nghiep-moi-thanh-lap-3

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách tên các thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên hoặc danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân như CMND/Hộ chiếu/ CCCD (đối với cá nhân), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
  • Văn bản uỷ quyền cho người đại diện phần vốn nếu là tổ chức góp vốn vào thành lập công ty.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp và lệ phí đăng ký kinh doanh

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp cần tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

Còn lệ phí đăng ký kinh doanh có thể được nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ có hồ sơ có hợp lệ hay không và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được cấp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Tên doanh nghiệp đặt đúng quy định, ngành nghề không bị cấm, nộp đủ lệ phí theo quy định…

Bước 4: Khắc con dấu (mộc tròn) doanh nghiệp

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiến hành khắc dấu (mộc tròn) cho doanh nghiệp để sử dụng cho các giao dịch.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01-01-2021, doanh nghiệp được tự quyết định loại con dấu, số lượng, hình thức, nội dung và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty.

Bước 5: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất thủ tục, giấy phép thành lập công ty và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020.

Nội dung công bố bao gồm: Ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập, danh sách nhà đầu tư đối với công ty cổ phần (nếu có).

Thời hạn công bố 30 ngày kể từ ngày được công khai.

>>> Xem thêm: Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Sau khi thành lập, doanh nghiệp cần làm gì?

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì sau khi nhận được đăng ký kinh doanh? Các thủ tục cần phải thực hiện sau khi có đăng ký kinh doanh như sau:

doanh-nghiep-moi-thanh-lap-4

Các công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Làm biển công ty và treo tại trụ sở

Sau khi công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành làm biển công ty và trao tại trụ sở chính hoặc tại chi nhánh, văn phòng đại diện. Nếu không thực hiện, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng.

Đăng ký chữ ký số và nộp tờ khai thuế ban đầu

Theo Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, kể từ ngày 01-07-2013, các doanh nghiệp đóng trụ sở tại các tỉnh/thành phố có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin bắt buộc phải kê khai thuế qua mạng. Vì thế, việc đăng ký chữ ký số là việc làm rất cần thiết của doanh nghiệp mới thành lập. Chữ ký số là một thiết bị kê khai thuế điện tử của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng để kê khai thuế qua mạng, kê khai hải quan điện tử; ký email, văn bản điện tử hoặc đăng ký giao dịch ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử.

Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký nộp thuế điện tử

Cũng giống như cá nhân, các doanh nghiệp cũng cần phải có tài khoản riêng để thực hiện các giao dịch, vì theo quy định của Luật Thuế, những hợp đồng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên bắt buộc phải thực hiện thanh toán/nhận thanh toán thông qua hình thức chuyển khoản. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn sử dụng tài khoản ngân hàng để nộp thuế điện tử cho công ty.

Vì vậy, đối với những doanh nghiệp mới thành lập, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo việc sử dụng tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thuế tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Đăng ký sử dụng hóa đơn

Trong trường hợp Doanh nghiệp mới thành lập và đã đủ điều kiện đăng ký kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ và đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định thì sẽ đăng ký sử dụng hóa đơn.

Từ ngày 01-7-2022, theo quy định Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử.

Người nộp thuế có thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thông qua hệ thống hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đã đăng ký và được phê duyệt truyền nhận dữ liệu tới Tổng cục Thuế.

Cơ quan thuế sẽ gửi thông báo thời điểm chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC đến người nộp thuế qua email doanh nghiệp đã đăng ký nhận thông tin với cơ quan thuế;

Người nộp thuế có trách nhiệm chuyển đổi hóa đơn theo đúng quy định hoặc có thể chủ động đăng ký hóa đơn điện tử để sử dụng.

>>> Xem thêm: FAST được Tổng cục thuế công nhận là tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng Thông tư 78/2021/TT-BTC

Thực hiện góp vốn theo cam kết

Luật doanh nghiệp 2020 quy định về thời hạn góp vốn đối với các loại hình doanh nghiệp 90 ngày kể từ ngày đăng ký. Nếu quá thời hạn và chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì doanh nghiệp phải tiến hành thay đổi vốn điều lệ theo đúng với số vốn thực tế. Trường hợp không góp đủ và đúng số vốn đã đăng ký, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 5 – 20 triệu đồng và buộc đăng ký giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc buộc góp đủ số vốn như đã đăng ký đối với các loại hình doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế môn bài không?

doanh-nghiep-moi-thanh-lap-5

Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế môn bài không?

Điểm c Khoản 1 Điều 51 Thông tư 81/2021/TT-BTC quy định đối tượng được miễn thuế môn bài bao gồm:

  • Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế và mã số doanh nghiệp mới).
  • Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Trong thời gian miễn thuế môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn thuế môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn thuế môn bài.
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
  • Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài.
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ) được thành lập trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực đến hết thời gian doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài.
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh trước ngày 25-02-2020 thực hiện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và mầm non công lập.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về các công việc cần làm của doanh nghiệp mới thành lập.

doanh-nghiep-moi-thanh-lap-6

Phần mềm kế toán Fast Accounting Online làm việc mọi lúc mọi nơi

Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập, FAST cung cấp phần mềm kế toán Fast Accounting Online với chính sách giá cạnh tranh, kỳ thanh toán linh hoạt và thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mại. Nếu doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm kế toán có thể tham khảo phần mềm kế toán trên nền điện toán đám mây Fast Accounting Online của CÔNG TY PHẦN MỀM FAST. Mọi chi tiết xin liên hệ với công ty chúng tôi qua website https://faonline.vn/ hoặc Fanpage Công ty Phần mềm FAST để được nhân viên tư vấn tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *