Chế độ kế toán là gì? Các loại chế độ kế toán hiện hành

23/08/2023

23/08/2023

2641

Chế độ kế toán là gì? Có các loại chế độ kế toán hiện hành nào? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì CÔNG TY PHẦN MỀM FAST sẽ giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

che-do-ke-toan-1

Chế độ kế toán là gì?

Chế độ kế toán là gì?

Theo Luật kế toán 2015 quy định:“Chế độ kế toán là thuật ngữ dùng để chỉ những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc nhất định do cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành”.

Nhiệm vụ chính của kế toán là thu thập, xử lý số liệu, thông tin theo nội dung và đối tượng để thực hiện công việc kế toán theo chuẩn mực kế toánchế độ kế toán của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng chế độ kế toán đã đăng ký và thực hiện các chế độ kế toán áp dụng tại công ty theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Công việc của kế toán thuế là làm gì?

Đối tượng cần đăng ký chế độ kế toán

Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

  • Doanh nghiệp cần thông báo đến cơ quan quản lý Thuế trực thuộc trong vòng 90 ngày từ ngày bắt đầu hoạt động tại Việt Nam.
  • Nếu doanh nghiệp thay đổi thể thức chế độ kế toán thì phải thông báo tới cơ quan thuế trong vòng 15 ngày từ khi có sự thay đổi.

Chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200 nhưng phải thông báo với cơ quan Thuế quản lý doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp quay lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tiến hành triển khai từ đầu năm tài chính, sau đó báo lại cho cơ quan Thuế.

che-do-ke-toan-2

Các đối tượng đăng ký chế độ kế toán

Các chế độ kế toán hiện hành

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sẽ áp dụng những chế độ kế toán khác nhau.

Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

Đối tượng áp dụng của chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ (trừ doanh nghiệp nhà nước) bao gồm:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bình quân năm không quá 10 người và tổng nguồn vốn hoặc tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số người lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng.
  • Văn bản pháp luật theo Thông tư 132/2018/TT-BTC.

>> Xem thêm: Bảng cân đối kế toán là gì?

che-do-ke-toan-3

Các chế độ kế toán hiện hành

Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đối tượng áp dụng của chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ (gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng về chứng khoán, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã).
  • Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực đặc thù như: dầu khí, điện lực, bảo hiểm, chứng khoán… đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
  • Văn bản pháp luật theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Chế độ kế toán cho doanh nghiệp

Đối tượng áp dụng của chế độ kế toán cho doanh nghiệp gồm:

  • Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế; bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu thấy phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
  • Văn bản pháp luật theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp mới thành lập và các vấn đề pháp lý cần quan tâm

Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp

Đối tượng áp dụng của chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp gồm:

  • Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước.
  • Văn bản pháp luật theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.

Chế độ kế toán áp dụng với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

Đối tượng áp dụng của chế độ kế toán áp dụng với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam gồm:

  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bao gồm cả Trụ sở chính các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Chi nhánh).
  • Văn bản pháp luật theo Thông tư 177/2015/TT-BTC.

Chọn sai chế độ kế toán sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định rằng, cá nhân áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng. Đối với cá nhân, tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 2 lần.

Ngoài ra, còn có 2 mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm là:

  • Đối với hành vi áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác so với quy định của chế độ kế toán (trừ trường hợp được Bộ Tài chính chấp thuận) phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
  • Đối với hành vi lập và trình bày báo cáo tài chính mà không tuân thủ đúng chế độ kế toán thì sẽ bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.

Đôi nét về Fast Accounting Online – Phần mềm kế toán trên nền điện toán đám mây

che-do-ke-toan-4

Những tính năng nổi bật của Fast Accounting Online (FAO)

Fast Accounting Online (FAO) là phần mềm kế toán đầu tiên sử dụng công nghệ điện toán đám mây được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng vì sở hữu nhiều tính năng nổi bật:

  • Chi phí sử dụng thấp chỉ từ 146.000VNĐ/tháng với kỳ thanh toán linh hoạt (6 tháng, 1 năm, 18 tháng, 2 năm…) giúp người sử dụng đăng ký mua tùy thích theo tình hình tài chính.
  • Công nghệ hiện đại không cần cài đặt, có thể sử dụng trên mọi trình duyệt web, không phụ thuộc vào hệ điều hành và chạy được trên nhiều thiết bị thông minh như máy tính, laptop, máy tính bảng và điện thoại thông minh.
  • Thiết kế dữ liệu phân mảnh giúp FAO có tốc độ nhanh và không bị giảm dần theo thời gian sử dụng. 
  • Thừa hưởng nghiệp vụ đầy đủ với 10 phân hệ đáp ứng toàn bộ quy trình hạch toán của doanh nghiệp từ dịch vụ, thương mại đến xây lắp và sản xuất, liên tục được update các chuẩn mực, thông tư mới của Bộ tài chính, Tổng cục thuế…
  • Ngoài hệ thống sổ sách, chứng từ, nghiệp vụ đầy đủ theo chuẩn mực, thông tư của nhà nước, FAO còn có hơn 300 báo cáo quản trị, phân tích nhiều chiều theo nhu cầu doanh nghiệp ở nhiều góc độ.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về khái niệm chế độ kế toán và các chế độ kế toán hiện hành cho nhà nước quy định. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc cần được giải đáp thì liên hệ ngay với CÔNG TY PHẦN MỀM FAST để được nhân viên hỗ trợ tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *