Kế toán quản trị là gì? Cách lập báo cáo quản trị trong doanh nghiệp như thế nào? CÔNG TY PHẦN MỀM FAST sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về vấn đề này ngay dưới bài viết này. Tìm hiểu ngay.
Kế toán quản trị là gì?
Kế toán quản trị là gì?
Kế toán quản trị hay còn gọi là kế toán quản lý. Đây là công việc chuyên môn trong ngành kế toán. Theo Luật Kế toán năm 2015, luật số 88/2015/QH13, “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.
Bên cạnh đó, kế toán quản trị còn có nhiệm vụ nắm bắt các vấn đề thực trạng, đặc biệt là thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp nhà quản lý đưa ra quyết định điều hành một cách tối ưu nhất.
Thông tin của kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong vận hành doanh nghiệp, phục vụ kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp đó.
>>> Các chuẩn mực kế toán hiện nay?
Báo cáo quản trị là gì?
Báo cáo quản trị là một hệ thống báo cáo nhằm phục vụ cho các yêu cầu của nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp. Báo cáo này cung cấp thông tin tài chính và thông tin phi tài chính về thực trạng tài chính của doanh nghiệp phục vụ theo yêu cầu quản lý nội bộ ngành và nội bộ doanh nghiệp.
Báo cáo quản trị là loại báo cáo chỉ sử dụng bên trong nội bộ nên không mang tính pháp lý, không có mẫu thống nhất bắt buộc. Nội dung, hình thức trình bày và kỳ báo cáo được quy định theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp và từng giai đoạn cụ thể.
Báo cáo quản trị
Khi nào lập báo cáo kế toán quản trị?
Sau khi biết rõ khái niệm kế toán quản trị là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu khi nào thì lập báo cáo kế toán quản trị?
Các loại báo cáo thông thường như báo cáo tài chính được lập vào cuối tháng, theo quý hoặc theo năm. Còn đối với báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định nên được lập trong bất cứ thời điểm nào.
Báo cáo kế toán quản trị rất cần thiết đối với kế toán viên khi muốn hiểu hệ thống, nắm được tình trạng công việc để quản lý, dễ dàng check số liệu, phát hiện nhanh chóng các sai lệch…
Vì thế, cho dù ở doanh nghiệp, giám đốc chưa cần hoặc không yêu cầu lập báo cáo nhưng bản thân người làm kế toán muốn quản trị tốt công việc thì nên chủ động lập báo cáo kế toán quản trị.
>>> Tìm hiểu công việc của kế toán thuế là gì?
Cách lập báo cáo quản trị trong doanh nghiệp
Lập báo cáo quản trị là quá trình thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu từ các bộ phận phòng ban vận hành trong doanh nghiệp và từ dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp. Việc lập báo cáo quản trị bao gồm các bước sau:
Cách lập báo cáo quản trị trong doanh nghiệp
Bước 1: Xác định nhu cầu thông tin kế toán quản trị
Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng thông tin trên báo cáo thì trước tiên người lập báo cáo phải tìm hiểu những thông tin sau:
-
Ai là người sử dụng thông tin trên báo cáo quản trị?
-
Mục đích của người sử dụng thông tin trên báo cáo quản trị là gì?
-
Yêu cầu về chi phí, thời hạn như thế nào?
Sau khi tìm hiểu các thông tin trên, người lập báo cáo sẽ xác định nội dung báo cáo bằng cách phân tích thông tin, lên ý tưởng trình bày sao cho phù hợp và truyền tải thông tin đến người sử dụng dễ dàng nhất.
>>> Xem thêm: 4 loại báo cáo tài chính thường gặp nhất
Bước 2: Thu thập dữ liệu
Ở bước này, người làm báo cáo sẽ tiến hành thu thập các dữ liệu để làm căn cứ cho việc lập và trình bày báo cáo. Việc thu nhập dữ liệu có thể bắt nguồn từ bên ngoài hoặc bên trong đơn vị kế toán. Trong đó, dữ liệu bên ngoài được thu thập từ hệ thống thống kê, Internet hoặc các phương tiện khác như khảo sát, điều tra, thu thập từ đơn vị khác bên ngoài… Còn dữ liệu bên trong có thể liên quan đến nhiều bộ phận trong đơn vị như: Phòng tài chính kế toán, phòng nhân sự, phòng sản xuất, phòng kinh doanh…
Bước 3: Xử lý và phân tích dữ liệu
Từ những dữ liệu thu thập được, người lập báo cáo sẽ tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu. Để làm được điều này, họ cần phải có một số kỹ năng nhất định liên quan đến công cụ xử lý và phân tích mới để tạo ra những báo cáo có nội dung phù hợp với yêu cầu thông tin của người sử dụng. Đồng thời còn phải có kỹ năng đọc hiểu, phân tích, đánh giá.
Bước 4: Lập và trình bày báo cáo quản trị
Nhiệm vụ của bước này là truyền đạt lại thông tin dưới hình thức báo cáo nhằm hỗ trợ nhà quản lý lập kế hoạch và đưa ra quyết định cuối cùng. Việc trình bày báo cáo quản trị không có khuôn mẫu chung nên người lập phải tự tìm kiếm, tham khảo và tùy chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu tại đơn vị. Yêu cầu của việc trình bày báo cáo cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ xem và dễ hiểu, có sự gắn kết giữa các yếu tố tài chính và phi tài chính.
Bước 5: Công bố báo cáo quản trị
Công bố thông tin trên báo cáo quản trị cho các đối tượng sử dụng thông tin. Khi công bố báo cáo quản trị, người làm cần quan tâm tới các nội dung sau:
-
Đối tượng sử dụng: Cần xác định được đối tượng sử dụng báo cáo là ai? Báo cáo kế toán quản trị không được công bố rộng rãi ra bên ngoài doanh nghiệp, mà phải cung cấp cho các cấp quản lý khác nhau trong đơn vị gồm nhà quản trị cấp cơ sở, cấp trung và cấp cao.
-
Kỳ báo cáo: Phụ thuộc yêu cầu từ nhà quản lý, báo cáo quản trị có thể được công bố định kỳ theo tháng, quý, năm hoặc bất cứ thời điểm nào khi nhà quản lý yêu cầu.
-
Hình thức công bố: Báo cáo quản trị có thể truyền tải bằng lời, email, văn bản hoặc trên hệ thống máy tính (đối với các doanh nghiệp sử dụng phần mềm tích hợp).
-
Hình thức hiển thị: Báo cáo có thể được trình bày dưới dạng bảng phân tích, bảng tính toán hoặc dưới dạng biểu đồ.
Bước 6: Lưu trữ và kiểm soát báo cáo quản trị
Báo cáo quản trị được xem là tài liệu mật trong doanh nghiệp. Cho nên, đối tượng được sử dụng của báo cáo cần phải được quy định và xác lập từ trước. Việc lưu trữ và kiểm soát báo cáo kế toán quản trị phải đảm bảo đạt được mục tiêu bảo mật thông tin của doanh nghiệp. Khác với báo cáo tài chính hay các loại báo cáo khác, báo cáo kế toán quản trị được lưu hành nội bộ và chỉ cung cấp cho các nhà quản trị theo đúng thẩm quyền.
Để hỗ trợ tốt cho các nghiệp vụ kế toán quản trị, doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng các phần mềm kế toán, giúp thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu và lập các báo cáo quản trị được nhanh chóng và chính xác.
Phần mềm kế toán Fast Accounting Online đáp ứng nhu cầu kế toán quản trị
Phần mềm kế toán trên nền điện toán đám mây Fast Accounting Online
Fast Accounting Online (FAO) là phần mềm kế toán đầu tiên sử dụng công nghệ điện toán đám mây, sản phẩm không cần cài đặt, có thể sử dụng trên mọi trình duyệt web, không phụ thuộc vào hệ điều hành và chạy được trên nhiều thiết bị như máy tính, laptop, máy tính bảng và điện thoại thông minh.
Các doanh nghiệp ở những cơ sở văn phòng khác nhau, chỉ cần có Internet là truy cập được dữ liệu trên phần mềm. Thiết kế dữ liệu phân mảnh giúp FAO có tốc độ nhanh và không bị giảm dần theo thời gian sử dụng. Đây là ưu điểm rất lớn của phần mềm so với các sản phẩm cài đặt.
Fast Accounting có hệ thống báo cáo đa dạng phục vụ cho kế toán quản trị:
- Báo cáo số liệu liên năm;
- Báo cáo so sánh số liệu nhiều kỳ, cùng kỳ khác năm;
- Có nhiều tiện ích khi xem/in báo cáo;
- Hiển thị số liệu báo cáo dưới dạng đồ thị;
- Cho phép người sử dụng xem nhanh các báo cáo quản trị đồng thời tại một thời điểm;
- Có nhiều báo cáo cho phép người sử dụng tự thêm bớt các chỉ tiêu, khai báo công thức tính toán;
- Kỹ thuật Drill-down cho phép người sử dụng từ báo cáo tổng hợp có thể xem bảng kê chứng từ chi tiết liên quan và truy ngược tiếp đến chứng từ gốc trên màn hình nhập liệu. Cho phép sửa luôn chứng từ nếu được phân quyền.
Mẫu báo cáo quản trị phí: Bảng kê chứng từ theo mã phí trên FAO
Ngoài ra, phần mềm này còn sở hữu các tính năng nổi bật như:
- Đáp ứng đầy đủ các mô hình dịch vụ, thương mại, xây lắp và sản xuất. Kết nối với HTKK, hóa đơn điện tử…
- Báo cáo phân tích quản trị nhiều chiều, tính năng linh hoạt, giao tiếp tốt với excel…
Trên đây là những chia sẻ về kế toán quản trị là gì và những tính năng nổi bật của phần mềm kế toán trên nền điện toán đám mây Fast Accounting Online. Nếu có vấn đề thì thắc mắc thì hãy liên hệ với CÔNG TY PHẦN MỀM FAST để được nhân viên giải đáp chi tiết. Hoặc bạn có thể tìm mua sách kế toán quản trị để tham khảo.