Giá thành sản phẩm bao gồm gì? Công thức tính

23/08/2023

22/08/2023

2731

Việc tính giá thành sản phẩm sẽ quyết định đến giá bán ra và lợi nhuận thu được từ sản phẩm đó. Doanh nghiệp cần lựa chọn cách tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sử dụng, đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, chi phí quản lý… Từ đó có thể phản ánh chuẩn xác nhất giá thành sản phẩm thực tế của doanh nghiệp. Trong bài viết sau đây, CÔNG TY PHẦN MỀM FAST sẽ liệt kê những yếu tố quyết định giá thành và tổng hợp 6 cách tính giá thành sản phẩm.

Những yếu tố quyết định đến giá thành sản phẩm

cach-tinh-gia-thanh-san-pham (1).jpg

Định giá thành sản phẩm dựa vào những yếu tố nào?

Trước khi tìm hiểu yếu tố quyết định đến giá, chúng tôi sẽ giải thích khái niệm giá thành sản phẩm là gì. Giá thành sản phẩm (Product Cost) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm. Để xác định giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Cụ thể như sau:

Cách thực hiện kế toán giá thành sản phẩm theo tư duy của người làm kinh doanh thì cần dựa vào các yếu tố như:

  • Cơ cấu sản phẩm, đặc điểm sản xuất. 

  • Quy trình công nghệ chế tạo, sản xuất sản phẩm.

  • Đặc điểm, quy cách sử dụng sản phẩm, cách bán sản phẩm.

  • Các yêu cầu về quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định trong doanh nghiệp.

  • Trình độ quản lý, hạch toán,…

Cách định giá theo tư duy của người làm Marketing thì cần dựa vào các yếu tố như:

  • Yếu tố nội tại (bên trong) doanh nghiệp: Chi phí sản xuất, tài chính, chiến lược định vị, chiến lược giá.

  • Yếu tố ngoại tại (bên ngoài) doanh nghiệp: Nền kinh tế, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, tài chính của khách hàng mục tiêu, mùa vụ. 

6 Cách tính giá thành sản phẩm

cach-tinh-gia-thanh-san-pham (2).jpg

Hướng dẫn cách tính giá thành sản phẩm

Phương pháp trực tiếp (giản đơn)

Phương pháp tính giá thành giản đơn được sử dụng với doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, dây chuyền kỹ thuật khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn, số lượng mặt hàng ít và sản xuất số lượng lớn. Ví dụ: Các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác (quặng, than, gỗ…), nhà máy điện/nước,…

Cách tính giá thành sản phẩm bằng phương pháp trực tiếp:

Trường hợp 1: Doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang, ít và ổn định.

Tổng giá sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

=

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+

Chi phí sản xuất trong kỳ

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

 

Đơn giá sản phẩm

=

Tổng chi phí sản xuất sản phẩm

Số lượng thành phẩm

Trường hợp 2: Doanh nghiệp có nhiều sản phẩm dở dang, không ổn định.

Giá thành  =  Z1  +  Z2  +  …  +  Zn

Phương pháp định mức

Phương pháp định mức là cách tính giá thành sản phẩm được sử dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định. Doanh nghiệp đã xây dựng và quản lý được trình độ tổ chức, định mức sản phẩm. Kế toán viên có kinh nghiệm tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành và kiểm tra các định mức kỹ thuật kinh tế nhằm hạn chế các chi phí vượt định mức.

Cách tính giá thành sản phẩm bằng phương pháp định mức:

Giá thành thực tế sản phẩm

=

Giá thành kế hoạch (định mức) từng loại sản phẩm

×

Tỷ lệ chi phí (%)

Trong đó:

Tỷ lệ chi phí (%)

=

Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm

×

100

Tổng giá thành sản xuất kế hoạch (định mức) từng loại sản phẩm

Phương pháp hệ số

Phương pháp hệ số là cách tính giá thành sản phẩm được áp dụng cho doanh nghiệp cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lực lượng lao động trong quá trình sản xuất, nhưng tạo ra đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Chi phí không phân loại riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.

Các lĩnh vực sản xuất thường áp dụng như: Chăn nuôi, may mặc, hoá chất, cơ khí, chế tạo, điện cơ,…

Cách tính giá thành sản phẩm bằng phương pháp hệ số:

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

=

Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm

Tổng số sản phẩm gốc

Trong đó:

  • Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại × Hệ số quy đổi từng loại.

(Mỗi loại sản phẩm khác nhau sẽ có hệ số quy đổi khác nhau. Quy ước tiêu chuẩn là hệ số 1).

  • Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn × Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn.

Phương pháp tính giá sản phẩm theo đơn đặt hàng

Phương pháp này được áp dụng khi doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt dựa theo đơn đặt hàng.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách tính giá theo từng đơn đặt hàng. Do đó, việc kiểm toán chi phí cần phải chi tiết và cụ thể theo từng đơn hàng.

Công thức tính giá thành sản phẩm:

Giá thành của từng đơn hàng là tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc đơn đặt hàng.

Phương pháp phân bước

Phương pháp phân bước là cách tính giá thành sản phẩm được áp dụng với các doanh nghiệp có quá trình sản xuất nhiều giai đoạn công nghệ. Doanh nghiệp có nhu cầu bán thành phẩm ra ngoài theo giai đoạn hoặc có nhu cầu hạch toán nội bộ giữa các giai đoạn công nghệ (bộ phận, phân xưởng). Phương pháp này đòi hỏi phải định giá thành phẩm trước khi xác định giá thành sản phẩm.

Cách tính giá thành sản phẩm bằng phương pháp phân bước:

Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá sản phẩm giai đoạn 1+ Giá sản phẩm giai đoạn 2+…+ Giá sản phẩm giai đoạn n

Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Cách tính giá thành sản phẩm này thường được áp dụng với những doanh nghiệp trong cùng một quá trình sản xuất vừa có sản phẩm chính, vừa có sản phẩm phụ. Ví dụ như: Sản xuất dầu thô, sản xuất gỗ,… Để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán viên phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất thành phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định dựa vào các yếu tố như: Có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu…

Cách tính giá thành sản phẩm bằng phương pháp loại trừ sản phẩm phụ:

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

=

Giá trị SP chính dở dang đầu kỳ

+

Tổng chi phí phát sinh trong kỳ

Giá trị SP phụ thu hồi ước tính

Giá trị SP chính dở dang cuối kỳ

Phần mềm kế toán Fast Accounting Online – Công cụ hỗ trợ “đắc lực” giúp các kế toán viên tính giá thành nhanh chóng, chính xác

cach-tinh-gia-thanh-san-pham (3).jpg

Phần mềm kế toán Fast Accounting Online tối ưu hóa quy trình kế toán của doanh nghiệp

Phần mềm kế toán Fast Accounting Online (FAO) là công cụ mà các doanh nghiệp có nên đưa vào sử dụng trong bộ phận kế toán. Phần mềm FAO đáp ứng toàn bộ quy trình hạch toán của doanh nghiệp đa dạng lĩnh vực, liên tục được cập nhật các thông tư mới của Bộ Tài chính/Tổng cục Thuế.

Phân hệ giá thành sản phẩm của Fast Accounting Online là nơi tập hợp, xử lý, lưu trữ các thông tin về giá thành sản phẩm. Phân hệ này là công cụ hiệu quả để tính giá thành các sản phẩm công nghiệp (sản xuất liên tục hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng, qua một công đoạn hoặc nhiều công đoạn). Ngoài ra, với thiết kế mở, chương trình có thể được chỉnh sửa dễ dàng để phù hợp với từng bài toán đặc thù của từng doanh nghiệp.

cach-tinh-gia-thanh-san-pham (4).png

Tính giá thành sản phẩm dễ dàng trên Fast Accounting Online

>>> Xem thêm: Phân hệ giá thành sản phẩm

Sau đây là những lợi ích mà phần mềm FAO mang lại cho doanh nghiệp.

Trên đây, CÔNG TY PHẦN MỀM FAST vừa tổng hợp những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp, kế toán viên. Hy vọng với hướng dẫn 6 cách tính giá thành sản phẩm trên đã giúp quý khách có thể áp dụng công thức phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty của mình. Nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm về cách lập bảng tính giá thành sản phẩm trên phần mềm kế toán Fast Accounting Onlinexuất hóa đơn trong ngày, lập hóa đơn điện tử hợp lệ, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp tận tình nhất!

Để được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ:

  • Văn phòng tại Hà Nội: (024) 7108-8288.
  • Văn phòng tại Đà Nẵng: (0236) 381-0532.
  • Văn phòng tại TPHCM: (028) 7108-8788.

Hoặc chat trực tiếp tại:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *