Thứ tư, 23/06/2022, 09:10

Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư mới nhất năm 2022


Bảng hệ thống tài khoản kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng khi nó có chức năng phản ánh tình trạng và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán. Vậy hệ thống tài khoản kế toán là gì? Có những loại tài khoản kế toán nào? Dựa vào yếu tố nào để lựa chọn tài khoản kế toán? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để biết ngay câu trả lời.


he-thong-tai-khoan-ke-toan-1.jpg

Hệ thống tài khoản kế toán là gì?

Hệ thống tài khoản kế toán là gì?

Hệ thống tài khoản kế toán là một tập hợp các tài khoản kế toán được dùng trong công việc ghi chép, phản ánh tình trạng và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán.

Hiện nay, Việt Nam sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ký hiệu bằng chữ số và được áp dụng cho tất cả doanh nghiệp. Cấu trúc tài khoản và ý nghĩa như sau:

  • Số đầu tiên là loại tài khoản.

  • Hai số đầu tiên là nhóm tài khoản. Ví dụ: TK 15x chỉ tài khoản thuộc nhóm tài khoản “Hàng tồn kho”.

  • Số thứ 3: Là tài khoản cấp 1 thuộc nhóm được phản ánh. Ví dụ: TK 152 mang ý nghĩa là “Nguyên liệu, vật liệu”.

  • Số thứ 4 (nếu có): là tài khoản cấp 2 thuộc tài khoản được phản ánh ở 3 số đầu. Ví dụ: TK 1521 “Vật liệu chính”.

Các loại tài khoản kế toán

he-thong-tai-khoan-ke-toan-2.jpg

Các loại tài khoản kế toán

Trước khi tìm hiểu hệ thống tài khoản kế toán cho doanh nghiệp thì bạn phải biết rõ các loại tài khoản cơ bản. Dưới đây là các loại tài khoản quan trọng mà kế toán viên cần phải nắm như:

  • Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn (TSNH).

  • Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn (TSDH).

  • Tài khoản loại 3: Nợ phải trả (NPT).

  • Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu.

  • Tài khoản loại 5: Doanh thu.

  • Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh.

  • Tài khoản loại 7: Thu nhập khác.

  • Tài khoản loại 8: Chi phí khác.

  • Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh.

  • Tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng.

Ý nghĩa của bảng hệ thống tài khoản kế toán

Bảng hệ thống tài khoản kế toán ra đời mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện khai báo quyết toán và quản lý tài chính doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Giúp cung cấp đầy đủ và chi tiết các thông tin số liệu, nguồn thu/chi một cách rõ ràng.

  • Tiết kiệm thời gian và công sức khi kiểm kê.

  • Biểu thị giá trị bằng con số chính xác và sự chênh lệch theo thời gian.

Dựa vào yếu tố nào để lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán?

Việc lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán cần căn cứ theo luật quy định tại quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Bao gồm các yếu tố sau:

  • Dựa vào tài sản, nguồn vốn và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Dựa vào nhu cầu quản lý thông tin của doanh nghiệp.

  • Căn cứ vào quyết định ban hành của Bộ Tài chính đối với mỗi loại hệ thống tài khoản kế toán cho từng đối tượng cụ thể. Ví dụ: Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có một hệ thống tài khoản riêng. Tuy nhiên, bảng hệ thống tài khoản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có thể sử dụng cho mọi doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn.

Danh mục hệ thống tài khoản kế toán

Dưới đây là danh mục hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC. Đây là hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng rộng rãi và áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp.

he-thong-tai-khoan-ke-toan-3.jpg

Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200 và 133

Hệ thống tài khoản theo thông tư 200

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22-12-2014 của Bộ tài chính)

SỐ HIỆU TK

 

Cấp 1

Cấp 2

TÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

2

3

4

 

 

LOẠI TÀI KHOẢN TÀI SẢN

111

 

Tiền mặt

 

1111

Tiền Việt Nam

 

1112

Ngoại tệ

 

1113

Vàng tiền tệ

112

 

Tiền gửi Ngân hàng

 

1121

Tiền Việt Nam

 

1122

Ngoại tệ

 

1123

Vàng tiền tệ

113

 

Tiền đang chuyển

 

1131

Tiền Việt Nam

 

1132

Ngoại tệ

121

 

Chứng khoán kinh doanh

 

1211

Cổ phiếu

 

1212

Trái phiếu

 

1218

Chứng khoán và công cụ tài chính khác

128

 

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

 

1281

Tiền gửi có kỳ hạn

 

1282

Trái phiếu

 

1283

Cho vay

 

1288

Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn

131

 

Phải thu của khách hàng

133

 

Thuế GTGT được khấu trừ

 

1331

Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

1332

Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

136

 

Phải thu nội bộ

 

1361

Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

 

1362

Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá

 

1363

Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá

 

1368

Phải thu nội bộ khác

138

 

Phải thu khác

 

1381

Tài sản thiếu chờ xử lý

 

1385

Phải thu về cổ phần hoá

 

1388

Phải thu khác

141

 

Tạm ứng

151

 

Hàng mua đang đi đường

152

 

Nguyên liệu, vật liệu

153

 

Công cụ, dụng cụ